Blog

Chuyển tiếp dữ liệu - IP Transit là gì?

IP Transit

Bạn đã bao giờ tò mò mạng Internet hoạt động như thế nào?

Trong bài viết này, IPTP Networks sẽ tiết lộ một trong những bí mật làm nên phép màu của mạng Internet – Đó chính là IP Transit.

Nguyên lý hoạt động của mạng Internet

Mạng (network) được tạo thành từ một cụm các thiết bị được kết nối và có thể giao tiếp với nhau. Không có một mạng network nào đủ lớn để kết nối với mọi thiết bị trên Trái Đất ngoài mạng Internet – một chuỗi nhiều mạng kết hợp với nhau.

IP Transit
IP Transit

Thông tin khi được gửi hoặc nhận trên nền tảng mạng Internet sẽ được chia thành các gói dữ liệu nhỏ và di chuyển qua một hoặc nhiều mạng được kết nối với nhau, rồi tập hợp lại tại điểm đến cuối cùng.

Khi các mạng đồng ý trao đổi lưu lượng (traffic), các gói dữ liệu có thể chuyển từ điểm A đến điểm B trên Internet qua một phương thức kết nối. Một trong những phương thức kết nối chuyển tiếp dữ liệu phổ biến nhất là IP Transit.

IP Transit là gì?

Giải nghĩa IP Transit

Các gói dữ liệu phải đi qua, hoặc theo thuật ngữ mạng – chuyển tiếp (transit), qua một loạt mạng network của bên thứ ba trước khi đến vị trí đích.

IP Transit là dịch vụ mà Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider – ISP) cho phép lưu lượng truy cập qua mạng của họ để đến phần còn lại của Internet. IP Transit sử dụng giao thức BGP để cung cấp quyền truy cập mạng cho toàn bộ hệ thống Internet. Nói cách khác, khách hàng sử dụng dịch vụ IP Transit phải trả tiền cho Nhà cung cấp dịch vụ để có quyền truy cập vào bảng định tuyến Internet BGP mở rộng của nhà cung cấp.

IP Transit chuyển tiếp lưu lượng dữ liệu qua một hoặc nhiều mạng của ISP để kết nối Internet
IP Transit cho phép người dùng “transit” qua mạng của Nhà cung cấp để truy cập toàn bộ mạng lưới Internet.

IP Transit khả dụng cho những người sở hữu một hệ thống tự trị (AS) và có thể thiết lập định tuyến bằng Giao thức BGP.

Hệ thống tự trị AS & Số hiệu mạng ASN

Hệ thống tự trị AS (Autonomous System) đại diện cho một ISP hoặc một tổ chức lớn có kết nối độc lập đến các mạng khác. Mỗi AS có một Số hiệu mạng ASN (Autonomous System Number) đã đăng ký làm mã định danh duy nhất để giao tiếp với các AS khác.

Ví dụ: IPTP Networks là AS với ASN 41095 được sử dụng để kết nối với khách hàng và các AS khác trên toàn cầu.

Chỉ những người vận hành AS, hay nói cách khác, sở hữu ASN của riêng họ, mới có thể sử dụng dịch vụ IP Transit.

Giao thức BGP

IP Transit hoạt động dựa trên Giao thức BGP (Border Gateway Protocol). BGP được các AS sử dụng để tương tác với nhau và cho phép quá trình IP Transit diễn ra thông qua các thông tin định tuyến.

Các AS tạo kết nối và trao đổi lưu lượng nhờ vào giao thức BGP thông báo thông tin cần thiết, bao gồm danh sách các địa chỉ IP được kiểm soát bởi AS gửi và AS nhận. Phương thức BGP đóng vai trò xác định và định hướng đường truyền tối ưu nhất để chuyển tiếp gói dữ liệu đến đích.

IP Transit cho phép khách hàng truy cập Internet thông qua Giao thức Border Gateway Protocol (BGP)
IP Transit là dịch vụ dựa trên BGP để cung cấp bảng BGP Internet đầy đủ

Nếu không có ASN và BGP, việc trao đổi lưu lượng truy cập internet qua mạng internet quy mô lớn là bất khả thi.

Phân cấp Nhà cung cấp dịch vụ IP Transit

Các Nhà cung cấp dịch vụ IP Transit được phân thành ba cấp dựa trên khả năng và quy mô của mạng:

  • Nhà cung cấp IP Transit Cấp 1 – ISP Tier 1 – là trụ cột của mạng lưới Internet toàn cầu. ISP Tier 1 không trả phí chuyển tuyến, mà chỉ cung cấp kết nối ngang hàng peering (kết nối và trao đổi dữ liệu với đối tác ngang hàng) với các ISP Cấp 1 khác. Các nhà cung cấp IP Transit Cấp 1 kết nối và tính phí “transit” với các ISP Cấp 2 và Cấp 3 (cấp thấp hơn) để được sử dụng dịch vụ này.
  • Nhà cung cấp IP Transit Cấp 2 – ISP Tier 2 – có mạng lưới rộng khắp châu lục. Các Nhà cung cấp Cấp 2 kết nối peering với nhau để giảm thiểu chi phí chuyển tiếp dữ liệu, nhưng họ vẫn phải mua IP Transit từ các ISP Cấp 1 để tiếp cận phần còn lại ( lớn hơn) của Internet.
  • Nhà cung cấp IP Transit Cấp 3 – ISP Tier 3 – có mạng lưới bao phủ quy mô nội địa. ISP Cấp 3 sẽ ưu tiên mua dịch vụ chuyển tiếp lưu lượng (IP Transit) từ các Nhà cung cấp Cấp 2 để giảm tải chi phí so với việc phải mua từ ISP Cấp 1. Các Nhà cung cấp Cấp 3 thường không cung cấp dịch vụ IP Transit, và thường chỉ quan tâm đến khách hàng là doanh nghiệp và người dùng nội địa với những dịch vụ khác.

Hệ thống phân cấp ISP phân loại những Nhà cung cấp có Cấp cao hơn là Upstream (thượng nguồn) và những Nhà cung cấp có Cấp thấp hơn là Downstream (hạ lưu). Ví dụ: khi lưu lượng chuyển từ Cấp 3 sang Cấp 2, lưu lượng dữ liệu đang di chuyển upstream. Trong trường hợp này, ISP có Cấp thấp hơn (Tier-3) là Nhà cung cấp downstream mua dịch vụ IP Transit từ ISP cấp 2 – Nhà cung cấp upstream. Các ISP có Cấp tương tự, chẳng hạn như ISP Cấp 1 và Cấp 1, là các đối tác ngang hàng (peering).

Nguyên lý hoạt động của IP Transit

IP Transit kết nối hệ thống mạng của khách hàng với mạng lưới Internet và cung cấp một đường truyền để truyền lưu lượng đến điểm đích. Khách hàng trả phí transit để kết nối với một điểm đến – thường được gọi là Điểm hiện diện POP (Point of Presence) – của Nhà cung cấp dịch vụ. Sau đó, Nhà cung cấp sẽ đảm bảo khách hàng có thể truy cập vào bất kỳ server nào trên hệ thống Internet cũng như tất cả các server hiện có trên Internet thể truy cập vào server của chính khách hàng đó.

Dịch vụ chuyển tuyến dữ liệu IP Transit thường được tính giá với đơn vị megabit trên giây (Mbps). IP Transit thường cũng bao gồm Thỏa thuận mức dịch vụ SLA (Service Level Agreement). SLA quy định chất lượng dịch vụ và các điều khoản bồi hoàn trong trường hợp khách hàng không thể truy cập Internet trong một khoảng thời gian dài.

Tùy thuộc vào quy mô và cấp mạng, nhà cung cấp sẽ cần phải trả tiền cho một hoặc nhiều nhà mạng lớn hơn để chuyển tiếp lưu lượng truy cập của khách hàng đến điểm đến mong muốn thông qua IP Transit upstream của nhà cung cấp.

Nên chọn giữa IP Transit, IX Transit, MPLS hay DIA?

Ngoài IP Transit, có ba dịch vụ kết nối khác cũng cung cấp khả năng truy cập Internet và chuyển lưu lượng dữ liệu là IX transit, MPLS và DIA.

Các loại dịch vụ kết nối gồm IP Transit, Peering và DIA
Ba dịch vụ kết nối Internet phổ biến nhất là IP Transit, IX Transit (Peering qua Sàn trao đổi Internet – Internet Exchange Point IXP), MPLS và DIA (Truy cập Internet Trực tiếp)

IX Transit là một loại dịch vụ kết nối peering công khai (public peering) thông qua Điểm trao đổi Internet IXP (Internet Exchange Point). IXP đóng vai trò như một điểm kết nối để các mạng của các đơn vị ISP có thể kết nối và trao đổi lưu lượng Internet. IX Transit có thể xem như là một phần của IP Transit, chuyển tiếp lưu lượng qua các mạng peering và các ISP downstream để tối ưu độ trễ.

MPLS (Chuyển mạch nhãn đa giao thức) là một dịch vụ kết nối lớp 2 chuyên dụng. L2 MPLS cung cấp các đường dẫn riêng để kết nối các chi nhánh toàn cầu. MPLS tăng hiệu quả mạng, cung cấp QoS (Chất lượng dịch vụ) và CoS (Loại dịch vụ), mang đến tốc độ truyền tải và độ bảo mật cao. Vậy nên, giá của MPLS sẽ đắt hơn IP Transit.

DIA – viết tắt của Direct Internet Access – hoạt động giống như IP Transit. DIA là dịch vụ internet phổ biến nhất dành cho những doanh nghiệp không có ASN. So sánh giữa DIA với IP Transit, DIA có giá cả phù hợp hơn, song, thời gian ngừng hoạt động và chất lượng cũng sẽ không được đảm bảo.

Khi phân vân giữa IP Transit, IX Transit, L2 MPLS hay DIA, doanh nghiệp nên cân nhắc ngân sách, số lượng đổi tác peer, cũng như “khẩu vị” độ trễ (latency) của doanh nghiệp mình.

Nếu doanh nghiệp bạn không có ASN và chỉ tìm kiếm một dịch vụ Internet đơn giản với mức giá rẻ, DIA sẽ là lựa chọn lý tưởng. IX Transit phù hợp với các doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng nhạy cảm với độ trễ và ưu tiên tự định tuyến lưu lượng và tối ưu hóa mạng của chính doanh nghiệp mình với phạm vi ngân sách hạn chế. Các công ty lớn có nhiều văn phòng trên thế giới, với ngân sách rộng rãi, yêu cầu mạng riêng, chuyên dụng và an toàn sẽ hài lòng với kết nối MPLS.

Để doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận và kết nối với bất kỳ doanh nghiệp nào ở bất kỳ đâu trên thế giới, IP Transit là lựa chọn tối thượng, bất kể mọi phương thức truy cập Internet.

Dịch vụ IP Transit cung cấp bởi IPTP Networks

Đội ngũ chuyên gia của IPTP Networks sẵn sàng hỗ trợ với tất cả các nhu cầu về mạng của quý đối tác và khách hàng. Liên hệ Live Assistant hoặc gửi email qua địa chỉ sales@iptp.net để được tư vấn kịp thời về dịch vụ IP Transit chất lượng tốt nhất.

Yêu cầu báo giá

Sẵn sàng để bắt đầu?

Yêu cầu báo giá